Nhập trạch là gì? Thủ tục và những điều cần lưu ý khi nhập trạch nhà mới

NHAP TRACH LA GI

Nhập trạch là nghi lễ không thể thiếu và là văn hóa tâm linh của người Việt trước khi dọn về nhà mới. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về lễ cúng nhập trạch là gì? Và giải đáp những thắc mắc về nghi lễ này dưới đây!

Nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Nhập trạch được giải nghĩa như sau: “nhập” là vào, “trạch” là nhà theo từ điển Hán Việt. Như vậy, nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới, là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm của dân gian.

nhập trạch là gì

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu ” đất có thổ công, sông có hà bá” cho rằng mỗi một vùng đất đều có những vị thần linh và thổ địa cai quản. Việc di chuyển đi và ở đều cần báo cáo để thần linh biết đến sự có mặt của các thành viên trong gia đình,  thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ và mong muốn được che chở và phù hộ để gia đình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Như vậy khi chuyển đến bắt đầu ở một ngôi nhà mới, chúng ta sẽ tiến hành 1 nghi lễ, được gọi là lễ nhập trạch, đây là một nghi thức quan trọng để gia đình báo cáo với thần linh, thổ địa trông coi ngôi nhà rằng mình sẽ chuyển đến sinh sống ở đó.

Những thủ tục cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch

Dọn dẹp nhà cửa

Việc đầu tiên khi làm lễ nhập trạch vào nhà mới là phải chuẩn dọn dẹp nhà cửa, lau chùi sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ những thứ cơ bản như bàn thờ, bàn, ghế…TNhà mới cần phải thật tươm tất và gọn gàng trước khi nhập trạch.

Dọn dẹp nhà cửa trước khi nhập trạch
Dọn dẹp nhà cửa trước khi làm lễ về nhà mới

Chọn ngày tốt làm lễ

Ngày tốt để làm lễ nhập trạch là ngày hội tụ đủ ba yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Đây là ngày hoàng đạo, thuận lợi cho gia chủ. Người xưa quan niệm rằng, làm lễ nhập trạch vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và tiền tài cho gia chủ.

Có nhiều cách để chọn ngày đẹp trong năm, thông thường có ba cách sau:

  • Chọn ngày, giờ theo giờ Hoàng Đạo (giờ tốt): Đây là khung giờ khi trời đất giao hòa, thích hợp để làm những việc quan trọng.
  • Chọn ngày, giờ theo tuổi của gia chủ: Với cách này, gia chủ cần mời thầy phong thủy hoặc đi xem ngày tốt.
  • Chọn ngày, giờ qua các ứng dụng phong thủy trên Internet: Ngày nay, gia chủ có thể tự chọn ngày, giờ phù hợp với mình thông qua các ứng dụng hiện đại.
date and time
Chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ

Tuy nhiên, dù chọn ngày nào, gia chủ cũng nên tránh những ngày trong tháng 7 âm lịch vì đây là thời điểm âm khí rất cao. Bên cạnh đó, cũng nên tránh các ngày xấu như Tam Nương (các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 theo lịch âm), Thọ Tử (các ngày 5, 14, 23 âm lịch), Dương Công Kỵ (các ngày 13 tháng Giêng, 11 tháng Hai, 9 tháng Ba, 7 tháng Tư, 5 tháng Năm, 3 tháng Sáu, 29 tháng Bảy…).

Nên ưu tiên chọn các ngày thuộc hành Kim và Thủy. Theo phong thủy, những ngày thuộc hành Kim và Thủy đều rất tốt. Hành Thủy giúp duy trì tài lộc, còn hành Kim giúp sinh sôi tài lộc.

Ngoài ra, gia chủ nên chọn các ngày phù hợp với hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo khi vào nhà mới. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà:

  • Nhà hướng Đông (hệ Mộc): Nên tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ thuộc hệ Kim.
  • Nhà hướng Tây (hệ Kim): Nên tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão thuộc hệ Mộc.
  • Nhà hướng Nam (hệ Hỏa): Nên tránh các ngày Tý, Thân, Thìn thuộc hệ Thủy.
  • Nhà hướng Bắc (hệ Thủy): Nên tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất thuộc hệ Hỏa.

Mâm cúng lễ nhập trạch

Sau khi chọn được ngày làm lễ nhập trạch, việc tiếp theo cần làm là chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Tùy theo đặc điểm từng vùng mà có thể thêm hoặc bớt một số đồ trên mâm cúng:

cach cung le nhap trach
Mâm cúng lễ
  • Hoa tươi: có thể dùng hoa huệ trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc…
  • Ngũ quả: thông thường sẽ có các loại quả như chuối, bưởi, hồng, đào, cam, quýt, lê…
  • Hương (nhang)
  • Nến ốc: 1 cặp
  • Một bộ Tam sên: cua/ tôm/ thịt/ trứng vịt, chuẩn bị mỗi thứ 1 con/ miếng/ quả.
  • Gà luộc: 1 con.
  • Xôi: 1 đĩa.
  • Trầu têm sãn: 3 miếng.
  • Muối gạo: 1 đĩa.
  • Muối – gạo – rượu: mỗi thứ 1 lọ.
  • Trà – rượu- nước: mỗi thứ 3 lọ.
  • Bộ vàng mã: 6 con ngựa nhiều màu, mũ, kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, tiền giấy, vàng miếng và nến nên chuẩn bị mỗi thứ 5 tập. Sau đó đặt các vật dụng này theo các hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – Bắc – Đông.

Văn khấn lễ nhập trạch

Trong buổi khấn lễ nhập trạch sẽ gồm 2 phần là cúng thần linh và cúng gia tiên. Do vậy, văn khấn lễ nhập trạch cũng có 2 phần:

  • Văn khấn thần linh xin nhập trạch: gia chủ trình bày nguyện vọng xin thần linh của khu vực mới phù hộ cho gia đình khi chuyển đến ở, mong muốn cuộc sống mới được thuận lợi, hạnh phúc và an lành.
  • Văn khấn tổ tiên để xin được rước không bà về thờ phụng: thể hiện lòng kính trọng và nhớ ơn tổ tiên, xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia đình tại ngôi nhà mới, đồng thời xin được sự bình an và may mắn.

Các bước thực hiện lễ nhập trạch

  • Đốt lò than, đặt ở chính giữa cửa chính
  • Bày mâm ngũ quả, cỗ cúng để chuẩn bị làm lễ
  • Chủ nhà (trụ cột gia đình) bước qua lò than và vào nhà đầu tiên, tay cầm theo bát hương và bài vị của gia tiên. Các thành viên trong gia đình lần lượt đi theo sau và bước qua lò than, trên tay cầm đồ vật phẩm mang lại sự may mắn như tiền, hoa,…
  • Thực hiện mở hết các bóng điện và các cửa trong nhà. Hành động này được ví như là khai thông khí cho ngôi nhà.
  • Chủ nhà thắp nhang và đọc bài văn khấn. Các thành viên còn lại sẽ đứng chắp tay phía sau làm lễ
  • Sau khi đọc văn khấn xong và chờ hương tàn hết, chủ nhà nên nấu một ấm nước sôi. Việc này có ý nghĩa như khai hoả cho căn nhà.
  • Tiếp đến là hoá vàng, lấy rượu rưới lên tro vàng mã.
  • Dâng lên bàn thờ 3 hũ đựng gạo, hũ muối, hũ nước
  • Hoàn tất nghi lễ cúng nhập trạch.

Một vài lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Trong ngày làm lễ nhập trạch để mọi việc được diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh làm lễ vào ban đêm: Không nên tiến hành lễ nhập trạch vào ban đêm để đảm bảo sự thuận lợi và rõ ràng cho nghi lễ.
  • Tuân thủ ngày đã chọn: Khi đã chọn được ngày tốt, không nên hoãn hoặc bỏ lỡ để tránh mất đi sự linh thiêng.
  • Tránh làm đổ vỡ: Trong quá trình thực hiện lễ, cần cẩn thận để tránh làm đổ vỡ đồ vật, vì điều này biểu tượng cho sự không may mắn.
  • Không cãi vã: Các thành viên trong gia đình không nên tranh cãi hay xung đột, để tạo không gian hòa thuận, yên bình.
Không cãi vã trong ngày làm lễ nhập trạch
Không cãi vã trong ngày làm lễ về nhà mới
  • Không ngủ trưa trước lễ: Tránh ngủ trưa tại nhà mới trước khi tiến hành lễ nhập trạch, vì điều này được cho là mang lại sự lười biếng và ù lì cho gia chủ.
  • Ngủ lại một đêm nếu chưa ở ngay: Nếu chưa dọn vào ở ngay sau lễ nhập trạch, gia chủ vẫn cần phải ngủ lại ít nhất một đêm tại nhà mới để khẳng định quyền sở hữu và sự gắn bó.
  • Không đón khách lạ ngày nhập trạch: Tránh mời khách lạ vào nhà trong ngày nhập trạch để không làm kinh động tới không gian linh thiêng của tổ tiên và thần linh.

Trên đây là những thông tin về lễ nhập trạch gồm ý nghĩa của lễ, cách chọn ngày, thủ tục làm lễ và những lưu ý khi làm lễ nhập trạch. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và đã giải đáp được thắc mắc của khách hàng về lễ nhập trạch cho nhà mới.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *