Dầm là gì? Công dụng và phân loại dầm trong xây dựng

dam la gi

Dầm là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mới tìm hiểu về ngành xây dựng hoặc tìm hiểu để xây nhà. Để hiểu chính xác về từng loại dầm, nhịp dầm là bao nhiêu? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

Dầm là gì? Phân loại dầm nhà

Dầm nhà là cấu kiện cơ bản, chịu lực uốn, nằm ngang hoặc nghiêng để đỡ các bản sàn, dầm phụ, tường và mái. Vai trò chính của dầm là chịu lực, bảo vệ và truyền tải trọng, phân bố đều lực lên các bộ phận của ngôi nhà như sàn, cột, vách,… Ngoài ra, dầm còn có thể thay thế tường chịu lực để tối ưu hóa không gian.

Dầm được phân loại dựa trên chức năng, nhiệm vụ và vật liệu như sau:

  • Dầm chính: Dầm chính là dầm thiết kế đi qua các cột, gác chân cột, vách. Dầm chính thường có kích thước lớn hơn các dầm khác.

DAM CHINH

  • Dầm phụ: Là dầm gác lên các cấu kiện chịu uốn như dầm chính hoặc dầm phụ khác. Dầm phụ không trực tiếp gác lên đầu cột hoặc các cấu kiện chịu nén. Dầm phụ có tác dụng giảm độ võng của sàn và tạo khung kết cấu cứng cáp hơn khi chịu tải trọng cục bộ của tường, cầu thang, ban công hoặc các hoạt tải khác như máy móc, kho chứa,…
  • Dầm thép: Là dầm được chế tạo hoàn toàn bằng thép, liên kết với cột và các cấu kiện khác bằng bu lông hoặc mối hàn. Dầm thép được sử dụng rộng rãi trong kết cấu nhà tiền chế, nhà xưởng, kho bãi… Hiện nay, phổ biến là dầm thép có tiết diện chữ I, chữ [, chữ Z.

dam thep

  • Dầm bê tông cốt thép: Là dầm được chế tạo từ cát, đá, xi măng, nước và cốt thép theo tỷ lệ nhất định để đạt được cường độ theo thiết kế. Dầm bê tông cốt thép thường có hình vuông hoặc chữ nhật. Cốt thép trong dầm bê tông có tác dụng chống lại lực uốn, lực cắt hoặc xoắn thanh dầm.

Khoảng cách và kích thước của dầm

Ngôi nhà có khả năng chịu lực và độ bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống dầm và cột. Do đó, hệ thống dầm được xem như khung xương của ngôi nhà, và việc tính toán dầm cần được các kiến trúc sư và kỹ sư có chuyên môn thực hiện một cách chi tiết và kỹ lưỡng.

Khoảng cách, hay còn gọi là nhịp dầm, là khoảng cách giữa hai dầm chính. Dựa vào khoảng cách giữa các cột trong nhà để tính toán khoảng cách của dầm. Ngoài ra, việc tính toán cột còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà.

Nhà 2 tầng, 3 tầng hay 4 tầng sẽ có các kích thước dầm khác nhau về chiều cao. Kích thước dầm thường phụ thuộc vào số tầng của căn nhà và không chênh lệch nhau quá nhiều. Chiều cao của dầm nhà thường bị ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm), cụ thể như sau:

  • Dầm nhà 2 tầng thường có chiều cao khoảng 30cm
  • Dầm nhà 3 tầng thường có chiều cao khoảng 35cm
  • Dầm nhà 4, 5 tầng thường có chiều cao từ 35 đến 40cm.

Lưu ý khi bố trí dầm nhà theo phong thủy

Khi bố trí dầm nhà, điều quan trọng đầu tiên là đảm bảo an toàn và vững chắc, tiếp theo là yếu tố phong thủy. Có một số vị trí không tốt khi đặt dầm ngang mà bạn cần lưu ý, cụ thể như sau:

  • Tránh đặt dầm nhà phía trên giường ngủ: Nhiều người cho rằng đặt dầm tại vị trí này sẽ tạo cảm giác nặng nề, khó chịu và mệt mỏi cho gia chủ khi nằm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dễ gây ác mộng và từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

khong dat giong duoi dam nha

  • Không nên đặt dầm trên bàn ăn và bếp: Bố trí dầm tại vị trí này sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái cho người nấu và người thưởng thức bữa ăn. Ngoài ra, gia đình sẽ dễ gặp khó khăn về kinh tế, tài chính và tiền bạc. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải đặt dầm tại vị trí này để đảm bảo kỹ thuật, bạn có thể làm trần giả để che đi dầm ngang, giúp tránh được sát khí.
  • Không đặt dầm trên vị trí bàn học, bàn làm việc: Điều này sẽ dẫn đến cảm giác xao nhãng, ngăn cản tư duy và sự sáng tạo của người sử dụng.
  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ dưới dầm ngang: Điều này sẽ tác động xấu và ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình. Cuộc sống, sức khỏe và kinh tế của gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn và bất lợi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dầm là gì? Và những lưu ý khi đặt dầm bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này và ứng dụng triệt để vào trong xây dựng ngôi nhà của mình. Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn bất cứ điều gì về xây nhà trọn gói theo phong thủy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *